Mua xe hơi mới có nên trả giá hay không?

có phải “trả giá”?. Đó là câu hỏi mà nhiều người lúc luôn thắc mắc bởi xe được xem là một tài sản lớn. Là một món “hàng hiệu” đắt tiền với giá cả niêm yết rõ ràng thì việc trả giá khi làm nhiều người ngần ngại bỏ qua. Tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được các thông tin, có sự khôn khéo trong trả giá sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ khi .

Nắm bắt các thông tin cùng những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn tiết kiệm các chi phí không nhỏ. Nếu cần biết showroom nào có giá xe thấp nhất, người tiêu dùng có thể liên hệ nhóm miễn phí của chúng tôi để biết giá cả chính xác mẫu xe mình muốn mua

Giá trị khi bạn trả giá được tùy thuộc vào doanh số bán hàng của mẫu xe đó, phương thức kinh doanh của từng hãng xe và thời điểm mua xe. Đừng ngần ngại đặt vấn đề giảm giá xe với nhân viên bán hàng và đôi khi cũng cần “cương quyết” bỏ nơi đang tư vấn để tìm đến một showroom khác khi bạn biết xe có thể giảm giá được.

Thông thường thì ô tô cũng có những thời điểm trong năm mà người mua có thể dễ dàng trả giá. Trong 1 năm thì thời điểm dễ dàng trả giá nhất là vào đầu năm hoặc tháng 7 âm lịch, sức mua giảm. Từ tháng 9 dương đến Tết nguyên đán thì đây là thời điểm sức mua cao nhất trong năm. Trong 1 tháng thì thời điểm cuối tháng cũng sẽ dễ dang hơn bởi nhân viên phải tập trung chạy chỉ tiêu bán hàng. họ sãn sàng cắt bớt các khoảng hoa hồng hay báo giá “sát sàn” với những khách hàng khó tính. Thời điểm chuyển giao giữa hai thế hệ của một dòng xe cũng là cơ hội tốt để người mua xe tiết kiệm một khoảng không nhỏ nếu không quá quan trọng độ “mốt” của xe.

Cách thức trả giá khi mua xe mới cũng không quá khó khăn. Hãy sử dụng những kiến thức, chút so sánh với những mẫu xe đối thủ cùng những điểm yếu của chiếc xe làm vũ khí trả giá. Dưới đây là những lỗi khi đi mua xe khiến bạn quên mất việc trả giá khi mua xe.

1. Không nghiên cứu kỹ về xe và các đối thủ cạnh tranh

Lỗi sơ đẳng đầu tiên mà rất nhiều người gặp phải đó là không nghiên cứu kỹ về xe mình muốn mua. Ngày nay có rất nhiều nguồn tài liệu từ internet, sách báo, người thân để tìm hiểu nhưng nhiều người lại bỏ qua. Nếu không biết một chút kiến thức gì về xe cộ thì rất khó để có thể sử dụng chiếc xe của mình tốt nhất và đạt được mức giá tốt khi thoả thuận.

2. Không mua đúng loại ôtô phù hợp

Phù hợp ở đây là phù hợp với nhu cầu đi lại của bản thân. Có người thích sự hầm hố to lớn của SUV, nhưng phần lớn thời gian lại di chuyển trong thành phố, nhưng con đường nhỏ hẹp, gia đình cũng không có nhiều người, chiếc xe phù hợp nhất lại là dòng sedan vừa phải. Đôi khi sở thích và nhu cầu không có điểm chung dễ dẫn đến việc mua loại ôtô không phù hợp.

3. Quyết định quá nhanh khi mua xe

Mua quá sớm tức là nhảy cóc từ bước đầu đến bước cuối cùng. Vì một số đặc điểm yêu thích từ chiếc xe, bạn quyết định mua xe ngay lập tức mà không đi tuần tự các bước. Thiệt hại lớn nhất trong trường hợp này là mất cân bằng tài chính. Lẽ ra khoản tiền tiết kiệm sẽ đủ mua xe trong một thời gian nữa, nhưng bạn mua xe ngay bây giờ nên phải đi vay, chịu thêm lãi vay, chưa kể ảnh hưởng đến những quyết định khác. Đặc biệt, nắm được tâm lý của khách hàng, các đại lý bán xe sẽ nhiệt tình “ép” giá.

4. Chỉ đến một đại lý

Nhiều người do lười hoặc quan hệ quá thân quen mà chỉ tham khảo xe ở một đại lý duy nhất. Đây hoàn toàn là sai lầm vì như thế sẽ không có được cái nhìn tổng quan về giá cả trên thị trường, và lúc đó chắc chắn bạn đã biến mình thành một chú gà công nghiệp trong mắt những nhân viên bán hàng.

5. Không lái thử xe

Bạn đã nghiên cứu kỹ về xe, đủ tiền để mua xe, nhưng lại không lái thử thì vẫn chưa thể có được xế hộp vừa ý nhất. Hãy lái thử xem cảm giác lái có ổn định không, chiều cao, tầm quan sát có vừa với người không. Nhiều người mua xe rồi mới khó chịu chỉ vì vị trí lái hơi nhỏ bé so với vóc dáng cao to, thật không đáng.

6. Đàm phán tất cả các loại giá cả cùng một lúc

Các đại lý bán xe khi đưa ra các chương trình thanh toán nhanh, chậm đều có một ma trận các loại giá, phí bạn phải trả. Hãy tỉnh táo xem xét từng loại một nếu không muốn lạc trong mê cung toàn những con số. Tốt nhất nên so sánh các chương trình, tính dòng tiền tương lai phải trả xem mức nào là rẻ nhất.

7. Không mua hàng theo đúng định mức tài chính

Như đã nói, chưa đủ tiền, đừng mua xe. Nếu việc mua xe phục vụ mục đích thương mại, có thể sinh ra các khoản tiền khác để trả lãi vay thì bạn có thể mua. Nhưng nếu mua xe chỉ để đi lại thuần túy và giải quyết vấn đề “hình ảnh cá nhân” nhưng không mang lại lợi nhuận thì đó lại là một quyết định sai lầm.

8. Không hiểu biết về những chi phí phát sinh

Ôtô không như xe máy, những loại phí mà ôtô phải trả gấp xe máy cả chục lần. Cộng dồn tiền xăng dầu, bảo dưỡng, sân bãi, phí cầu phà, chi phí phát sinh là một con số không hề nhỏ, nên cân nhắc xem có đủ tiền để “nuôi” những con cưng bốn bánh này không.

9. Tập trung vào phương thức thanh toán mà quên đi mức giá

Đại lý bán hàng thật sự được đào tạo vô cùng chuyên nghiệp để có thể nói rành rọt về từng phương thức thanh toán. Nếu trả tiền ngay sẽ có ưu đãi gì, trả chậm trong bao nhiêu tháng, mức lãi suất bao nhiêu. Đừng bị đánh lừa bởi những viễn cảnh mà đại lý vẽ ra. Trả chậm từng tháng một không có nghĩa sẽ vất vả hơn ba tháng một lần. Nghĩ đến con số cuối cùng phải trả, đó mới là điều quan trọng.

10. Không lưu ý tới chi phí bảo hiểm

Chi phí bảo hiểm cũng là một vấn đề đáng lưu ý mà nhiều người hay bỏ qua. Giá trị của ôtô rất lớn, nếu xảy ra thiệt hại sẽ đòi hỏi một khoản tiền không nhỏ để sửa chữa. Do vậy mua xe phải đi kèm với một khoản tiền kha khá mua bảo hiểm cho xế hộp thân yêu của mình.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *