Ford Ranger 2012: Kết tinh của 3 thập kỷ
Đội chuyên gia nhận thấy rằng, Hilux có cabin rộng rãi vô cùng những cánh cửa sổ lớn rất thuận mắt, Navara sở hữu cửa sau lớn nên tiện cho việc chất – dỡ đồ, trong khi đó, Triton ghi điểm bởi hàng ghế sau thuận tiện.
Đó chính là những gì họ học hỏi được và ứng dụng trên Ranger.Ford Ranger sẽ được bán ra tại 180 quốc gia trong đó có Việt Nam, nhiều hơn bất cứ một mẫu xe mang logo hình ô van màu xanh nào từng có được.
Thiết kế của Ranger là sự kết tinh của tất cả những gì hãng xe học được trong hơn 3 thập kỷ sáng tạo những chiếc bán tải F-series. Đội ngũ chuyên gia của Ford cũng đã đi khắp nơi trên thế giới và thử nghiệm hầu hết các mẫu compact pick-up khác, đặc biệt là 3 đối thủ nặng ký Toyota Hilux , Nissan Navara và Mitsubishi Triton. Đây cũng chính là 3 mẫu bán tải thông dụng nhất tại châu Á, châu Âu và Nam Phi. Sự trải nghiệm này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho hãng xe khi tạo hình nên chiếc Ranger.
Đội chuyên gia nhận thấy rằng, Hilux có cabin rộng rãi vô cùng những cánh cửa sổ lớn rất thuận mắt, Navara sở hữu cửa sau lớn nên tiện cho việc chất – dỡ đồ, trong khi đó, Triton ghi điểm bởi hàng ghế sau thuận tiện. Đó chính là những gì họ học hỏi được và ứng dụng trên Ranger. Cộng thêm kinh nghiệm sẵn có từ việc sản xuất F-series suốt mấy chục năm ròng, mẫu xe toàn cầu – Ranger mới trở thành một chiếc F-truck thu nhỏ, có đôi chút “biến tấu” và vay mượn để tăng độ tiện dụng và phù hợp với mọi quốc gia trên hành tinh này. Ranger giống như một bản sao của F-150 nhưng giảm đi 10% cả về tải trọng lẫn kích thước.
Trên mẫu xe chiến lược này, Ford tung ra khá nhiều phiên bản động cơ. Một là động cơ 2.5L 4 xylanh chạy xăng, một là loại 2.2L chạy diesel có turbo và phiên bản cuối cùng – cũng là phiên bản chúng tôi thử nghiệm – sử dụng động cơ 3.2L 5 xylanh thẳng hàng, có tăng áp, dùng nhiên liệu là dầu diesel. Công suất 147 kW và mô men xoắn cực đại 470 Nm, số tay (hoặc tự động) 6 cấp, Ranger được xem là một cỗ máy khá mạnh mẽ.
Chúng tôi đã cho xe chạy thử qua những đoạn đường chỉ được đổ đá dăm, kéo theo thùng hàng nặng khoảng 750kg, rõ ràng là bạn có thể cảm nhận được sức nặng mà chiếc xe phải chịu đựng, nhất là qua tiếng máy cục cằn mỗi khi nhấn ga tăng tốc. Nhưng về tổng thể, hệ dẫn động vẫn tỏ ra vượt trội và gần như không bị ảnh hưởng gì bởi những khó khăn mà nhóm test xe cố tình tạo ra. Cách Ranger thể hiện, giống như một công nhân lao động khỏe khoắn và bền sức.
Điều khiển cân bằng của xe giúp Ranger có được độ ổn định tốt, bất chấp mặt đường dưới bốn bánh có như thế nào. Có thể, điểm ấn tượng nhất là khả năng ổn định của thân xe qua những đoạn đường rải sỏi nhỏ – loại địa hình điển hình ở hầu hết những quốc gia mà Ranger sẽ có mặt.
Ở những khu vực hẻo lánh của Australia, chạy qua những con đường rải sỏi đầy bụi và mùn cưa, tôi phải khởi động chiếc 4WD XLT Ranger liên tục và chuyển hướng bất ngờ để chống trượt. Thật may là xe phản ứng khá nhanh với mỗi thao tác và những phản ứng của máy hay hệ dẫn động đều hoàn toàn chính xác. Tốc độ cũng như hiệu suất của Ranger không thua kém bất cứ chiếc xe hơi (loại road-car) nào mà tôi từng lái thử. Điều thú vị là cân bằng điện tử hoạt động cực tốt dẫu xe đã có những phanh đĩa phía trước (mà theo lời Ford thì đây là những phanh đĩa lớn nhất xuất hiện trong phân khúc pick-up) hay phanh tang trống ở cầu sau (loại phanh này đặc trưng cho phân khúc mà bất cứ hãng xe nào cũng ứng dụng).
Ford Ranger cũng sử dụng hệ thống hỗ trợ xuống dốc cho phép xe xuống dốc từ từ, cẩn trọng mà không cần tài xế phải nhấn vào chân phanh. Tỷ lệ độ dốc có thể thay đổi nhờ kiểm soát hành trình được khởi động trên vô lăng. Ngoài ra, tất cả các model trong loạt sản phẩm đều được trang bị iPod, kết nối Bluetooth, vô lăng tích hợp các phím điều khiển và camera hậu. Cần số và vô lăng của xe vay mượn từ thiết kế của hai mẫu xe thương mại quen thuộc là Focus và Fiesta. Các ghế ngồi được bọc vải và chất lượng vải bọc rất khá. Với những đường nét sắc cạnh và hiện đại, thêm cách sử dụng phóng khoáng các chi tiết mạ crom đã mang lại cho Ranger một nội thất thật sự ấn tượng, chắc chắn khiến không ít người hài lòng.
Jim Baumbick – một trong những kỹ sư cao cấp nhất của Ford, người đã gắn bó với Ford 19 năm ròng, khi còn là giám đốc kỹ thuật của khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Phi, ông đã đề xuất kế hoạch cho ra đời mẫu Ranger. Chính ông cũng là người theo sát dự án từ khi khởi động cho đến lúc mẫu xe chiến lược lăn bánh trên thị trường. Jim Baumbick nói về đứa con cưng của mình, rằng “Ranger được thiết kế tuân theo những tiêu chuẩn an toàn khắt khe nhất và những tiêu chuẩn chất lượng của Liên bang Hoa Kỳ. Không có lý do gì khiến chiếc xe không thể chiếm lĩnh được thị trường thế giới”.
Thêm một điểm rất đáng nói ở Ranger là hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu. Mức ‘ngốn’ nhiên liệu trung bình của mẫu xe (với động cơ 3.2L diesel) dao động từ 8.4 đến 9.04L (tùy hộp số).
Thông số kỹ thuật (bản 3.2L turbodiesel)
- Kích thước: 5.340 x1.850 x 1.850 mm
- Thùng xe: 1.530 x 1.456 x 465 mm
- Dung tích thùng hàng: 952 L
- Chiều dài cơ sở: 3.220 mm
- Trọng lượng: 2.200 kg
- Tải trọng: 1.180 kg
- Động cơ: turbodiesel 3.2L
- Công suất: 147 kW @ 3.000 rpm
- Mô-men xoắn: 470 Nm @ 1.500-2,750 rpm
- Hộp số: 6 cấp (sàn hoặc tự động) Dẫn động: 4WD
Leave a Reply