Khi đi lái thử xe cần lưu ý những gì?
Lái thử xe được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong việc đi đến quyết định “rước” một mẫu xe về nhà. Các hãng xe ngày nay cũng đã rất chú tâm trong việc này để giúp người dùng hiểu hơn về sản phẩm của mình. Trong showroom luôn có sẵn một vài mẫu xe TestDrive để khách hàng có thể đăng ký lái thử bất cứ lúc nào khi đến Showroom. Ngoài ra những hãng xe lớn hay các hãng xe hạng sang lại có đầu tư lớn với những buổi testdrive tại các quán cafe, các chuyến đi lưu động và những buổi trải nghiệm xe với các chuyên gia nước ngoài (Mercedes, Audi, BMW…)
Chú ý trước khi đi lái thử xe– Trước khi tiến hành việc đến showroom lái thử xe thì người lái thử cần cơ bản tìm hiểu đầy đủ thông tin, thông số kỹ thuật cùng các tính năng và option theo xe.
– Khi đi lái thử nên dẫn bạn bè hay người thân cùng đi xem xe để thử tất cả các vị thí ghế ngồi xem không gian trong xe như thế nào để mọi người cùng đưa ra cảm nhận và quyết định.
– Tránh sự phân tâm từ các nhân viên bán hàng từ hãng xe. Những lời tâng bốc ngất trời dành cho mẫu xe của họ sẽ khí bạn khó có thể tập trung cảm nhận chiếc xe mình đang lái thử được
Các showroom/hãng xe thường có sẵn các xe lái thử giúp người dùng dễ dàng đăng ký lái thử xe
Những điểm cần chú ý khi lái thử xe! các bác đóng góp thêm nhé.
Khi xe đứng yên
1. Nhìn từ bên ngoài xem mẫu xe lái thử có được nâng cấp gì so với mẫu xe mình sẽ “rước” về nhà không vì có một số hãng đã “makeup” chiếc xe lái thử trở nên “long lanh” hơn
2. Vị trí ghế ngồi ngồi có thoải mái không, có dễ dàng điều chỉnh được vị trí ngồi dễ dàng không?
3. Hàng ghế sau có đủ rộng rãi cho 3 người không? độ ngã lưng xe có thoải mái khi đi đường xe không. tựa đầu hàng ghế thứ 2,3 xe. Các khoảng trống trần xe, khoảng không gian để chân hàng ghế thứ 2,3
4. Hệ thống lạnh trên xe làm việc như thế nào. nhanh hay chậm? độ ồn từ hệ thống lạnh, hàng ghế thứ 2 và 3 có hốc gió lạnh không và khả năng làm mát ở các hàng ghế này.
5. Chất lượng âm thanh từ hệ thống giải trí, radio (tùy cảm nhận từng người)
6. Khoang hành lý trên xe
Khi xe di chuyển
1. Tầm nhìn kính chắn gió có rộng không, tìm nhìn từ góc chữ A khi vào cua (tầm nhìn rộng giúp bạn nhanh chóng xử lý tình huống hơn)
2. Vô-lăng xe có dễ dàng điều khiển, có nhanh chóng trở về vị trí chuẩn khi vào cua? có chắc tay hay trơn trượt? các nút bấm trên vô-lăng dễ dàng sử dụng không?
3. Độ trễ ga khi xe tăng tốc, độ nhạy của xe khi tăng tốc. Xe có thể tăng tốc chậm nhưng việc phản ứng nhanh với chân ga sẽ giúp bạn dễ dàng vượt xe khác khi cần thiết
4. Độ ồn của xe khi tăng tốc, khi đi qua các gờ giảm tốc hay đi trên đường sỏi đá. kiểm tra độ ồn kết hợp cùng hệ thống giải trí. khi hệ thống giải trí tắt đi và khi hệ thống giải trí mở vừa nghe.
5. Tốc độ tối đa của xe – đây chỉ là con số tham khảo vị đường xá việt nam khó có thể chạy đến con số maximum của xe. Tuy nhiên nếu có điều kiện bạn cần thử xe lên đến tốc độ 60Km/h, 80Km/h và 100-120 Km/h. để thử khả năng ổn định của xe, thử hệ thống phanh và thử độ ồn của xe, độ ồn của gió hay động cơ vào cabin
– Ở tốc độ 60Km/h bạn nên thử khả năng vào cua của xe (tùy theo xe mà vào cua gấp hay nhẹ) xem độ ổn định của xe, có bị văng đuôi không. Ở tốc độ này kết hợp việc thử phanh xe, quãng đường của phanh
– Ở tốc độ 80Km/h vào cua nhẹ xem độ ổn định của xe, xe có bị lắc chay chao đảo không. Phanh gấp xem thời gian phanh và quãng đường phanh
– Tốc độ trên 100Km/h kiểm tra độ ổn định của xe ở tốc độ cao, hệ thống phanh của xe
6. Thử các tính năng địa hình, lẫy chuyển số trên vô-lăng, chế độ hành trình tự động, các chế độ hoạt động của xe để cảm nhận sự vận hành của xe…
Có gì các bác đóng góp thêm nhé
Leave a Reply